decoration decoration decoration
decoration
leaf leaf leaf leaf leaf
decoration decoration

HLV Mai Đức Chung và sự nghiệp cống hiến thầm lặng

Bất kỳ người dân Việt Nam yêu thể thao nào đều cũng sẽ biết tới cái tên Mai Đức Chung. Ông là vị huấn luyện viên đã cống hiến thầm lặng suốt bao nhiêu năm cho nền bóng đá nước nhà và dẫn dắt các đội tuyển đặt được nhiều thành công. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung được chia sẻ ở bài viết dưới đây của multistoneintl để tìm hiểu rõ hơn về HLV Mai Đức Chung cùng sự nghiệp bóng đá của ông.

Tiểu sử

Ông Mai Đức Chung sinh ra tại làng hoa Ngọc Hà – Hà Nội nhưng quê gốc thì ở Hưng Yên. Trên giấy tờ, năm sinh của ông là 1951 song nhiều người bạn đồng niên của ông lại cho biết ông sinh năm 1949. Ông Chung là người con thứ 2 trong gia đình có 6 chị em. Thuở nhỏ, ông thường xuyên được nhận tấm vé vào sân xem bóng đá miễn phí nhờ có mẹ làm việc tại Sân vận động Hàng Đẫy.

Những trận bóng tại đây, đặc biệt là các cuộc đối đầu của tuyển miền Bắc Việt Nam với các đội bóng thuộc khối XHCN như Mông Cổ, Triều Tiên, Trung Quốc,… cũng đã khơi dậy trong ông niềm đam mê bóng đá từ rất sớm. Tới năm 1964, ông Mai Đức Chung thi vào lớp dự bị văn hoá tại trường Đại học Thể dục – Thể thao Từ Sơn (Bắc Ninh) và tốt nghiệp vào năm 1972.

Ông Mai Đức Chung sinh ra tại làng hoa Ngọc Hà - Hà Nội nhưng quê gốc thì ở Hưng Yên

Ông Mai Đức Chung sinh ra tại làng hoa Ngọc Hà – Hà Nội nhưng quê gốc thì ở Hưng Yên

Sự nghiệp

Trước khi trở thành một vị HLV, ông Chung đã một thời gian dài là trợ lý của đội bóng. Và cho tới nay, ông đã là một HLV nổi tiếng được đông đảo người hâm mộ bóng đá Việt Nam kính trọng và yêu quý. Cùng điểm qua sự nghiệp của ông để hiểu rõ hơn về vị HLV này nhé.

Huấn luyện các tuyển trẻ

Trong một thời gian dài, ông Mai Đức CHung đã giữ chức vị trí trợ lý số 1 của HLV Alfred Riedl ở đội tuyển Việt Nam. Năm 2007, khi ông Alfred vắng mặt, ông Chung đã nắm quyền dẫn dắt đội tuyển bóng đá Olympic Việt Nam và giành được những thắng lợi quan trọng trước đối thủ Tây Á tại vòng loại Olympic Bắc Kinh 2008. Ở vòng đấu cuối của vòng loại, HLV trưởng Riedl đã giao cho ông chỉ đạo đội tuyển.

Sau trận đấu bán kết ở đại hội thể thao Đông Nam Á 2007 với U23 Myanmar, Riedl bị AFF sa thải và ông được bổ nhiệm dẫn dắt đội tuyển thi đấu tranh huy chương đồng với đội U23 Singapore. Năm 2008, VFF đã bổ nhiệm ông vào vị trí HLV trưởng U22 Việt Nam. Tới tháng 10/2008, ông đã dẫn dắt tuyển U22 giành cúp Merdeka 2008 tại Malaysia.

Huấn luyện các tuyển trẻ

Huấn luyện các tuyển trẻ

Xem Thêm >>

Dẫn dắt các tuyển lớn trong nước

Vào tháng 5/2009, sau các thay đổi về HLV trưởng ở CLB đương kim VĐQG Bình Dương, ông Chung được mời vào vị trí HLV trưởng của CLB này. Thành tích nổi bật nhất của ông trong thời gian dẫn dắt đội là vào bán kết của AFC Cup 2009. Tới kết thúc V-League 2009, Bình Dương đã giành ngôi á quân và trở thành đội ghi được nhiều bàn thắng nhất.

Một thời gian ngắn sau khi huấn luyện Becamex Bình Dương, ông trở thành HLV cho đội bóng Navibank Sài Gòn. Dưới sự dẫn dắt của ông Chung, Navibank Sài Gòn đã giành được chức vô địch tại Cúp Quốc gia năm 2011. Cuối tháng 11/2012, ông được bổ nhiệm làm HLV trưởng của đội tuyển quốc gia Việt Nam.

Đầu tháng 2/2013, ông đã trở thành HLV trưởng cho CLB Thanh Hoá sau khi CLB  này chấm dứt hợp đồng với HLV Triệu Quang Hà. Trong thời gian tại đây, ông đã vướng phải một vụ lùm xùm với Đồng Tâm Long An. Do bất đồng với lãnh đạo đội bóng về hợp đồng, ông đã quyết định chia tay đội bóng khi mùa giải 2014 chỉ còn 3 vòng đấu nữa.

Dẫn dắt các tuyển lớn trong nước

Dẫn dắt các tuyển lớn trong nước

Dẫn dắt đội tuyển nữ quốc gia

Ông Mai Đức Chung là vị HLV trưởng đầu tiên của đội tuyển nữ Việt Nam năm 1997 với thành công đầu tiên là huy chương vàng tại tiền SEA Games và huy chương đồng tại SEA Games cùng năm. Ông đã cùng đội tuyển giành thêm hai tấm huy chương vàng SEA Games các năm 2003 và 2005 trước khi quyết định nghỉ dẫn dắt đội tuyển một thời gian dài.

Năm 2014, VFF đã mời ông lên dẫn tuyển nữ dự ASIAD mặc dù đã có ý định thuê HLV người Nhật Bản trước đó. Đội tuyển nữ do ông dẫn dắt tại đại hội đã gây nên chấn động khi lần đầu tiên góp mặt tại bán kết một của ASIAD. Những thành công tiếp đó của tuyển nữ gồm hai tấm huy chương vàng bóng đá nữ tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017 và 2019 cùng lần vô địch AFF Cup 2019. 

Đỉnh cao trong sự nghiệp của ông Chung với đội tuyển nữ Việt Nam đến vào đầu năm 2022. Sau một loạt trận play – off quyết định suất thứ 5 tham dự World Cup 2023 tại Cup bóng đá nữ châu Á 2022 thì tuyển nữ Việt Nam đã xuất sắc giành được tấm vé duy nhất tham dự World Cup.

Dẫn dắt đội tuyển nữ quốc gia

Dẫn dắt đội tuyển nữ quốc gia

Như vậy, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin cơ bản cùng sự nghiệp của HLV Mai Đức Chung ở bài viết trên đây để bạn tham khảo, tìm hiểu và rõ hơn về ông. Sự nghiệp bóng đá Việt Nam sẽ không bao giờ có thể quên được cái tên này bởi sự cống hiến thầm lặng suốt bao nhiêu năm và dừng lại ở tuổi 70.

Đỗ Merlo tên thật là Sebastián Gastón Merlo

Top 10 cầu thủ nhập tịch Việt Nam nổi tiếng

Không thể phủ nhận V League sẽ hấp dẫn hơn với những cầu thủ ngoại binh hay Việt Kiều. Họ không chỉ có thể hình xuất sắc mà kỹ năng chơi bóng cũng thuộc hạng thượng thừa. Không ít người đã và đang khoác áo đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam. Dưới đây là top 10 cầu thủ nhập tịch Việt Nam nổi tiếng được multistoneintl tổng hợp được.

Đặng Văn Lâm

Lâm “Tây” sinh năm 1993 tại Nga. Anh có bố là người Việt và mẹ là người Nga. Chàng trai này được sinh ra và lớn lên tại Nga. Thời gian đầu mới về nước, anh luyện tập và thi đấu trong màu áo của Hoàng Anh Gia Lai. Sau đó Lâm chuyển đến và thi đấu cực kỳ xuất sắc trong màu áo của Hải Phòng. Cũng nhờ đó mà anh đã lọt vào mắt xanh của HLV Park Hang Seo. Chính phong độ cùng phản xạ tuyệt vời của anh đã giúp đội tuyển nhiều lần cản những pha bóng nguy hiểm. Hiện anh đang thi đấu cho CLB Osaka tại J-Leagues.

Lâm “Tây” sinh năm 1993 tại Nga

Lâm “Tây” sinh năm 1993 tại Nga

Nguyễn Van Bakel

Nguyễn Van Bakel là một cầu thủ người Hà Lan và từng thi đấu cho CLB FLC Thanh Hóa. Tuy nhiên hiện tại anh đã giải nghệ và chuyển hướng sang kinh doanh gia đình. Năm 2011, anh đến Việt Nam và đầu quân cho Becamex Bình Dương. Đến năm 2016, anh kết hôn và nhập tịch Việt Nam.

Nguyễn Van Bakel là một cầu thủ người Hà Lan

Nguyễn Van Bakel là một cầu thủ người Hà Lan

Michal Nguyễn

Michal Nguyễn mang 2 dòng máu Czech – Việt Nam. Anh cũng là một trong những người đầu tiên trong trào lưu hồi hương chơi bóng. Cầu thủ sinh năm 1989 cũng đã từng được triệu tập lên đội tuyển quốc gia Việt Nam. Hiện anh đang thi đấu ở vị trí hậu vệ phải cho Hải Phòng.

Michal Nguyễn mang 2 dòng máu Czech - Việt Nam

Michal Nguyễn mang 2 dòng máu Czech – Việt Nam

Đặng Văn Robert

Robert mang 2 quốc tịch là Việt và Slovakia. Anh sinh năm 1987 và đến Việt Nam lần đầu vào năm 2009. Khi đó anh chơi cho đội bóng đất cảng Hải Phòng. Sau đó cầu thủ này chuyển qua nhiều CLB khác nhau và cuối cùng là TP. Hồ Chí Minh. Vào năm 2015, anh cũng từng được gọi lên đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.

Robert mang 2 quốc tịch là Việt và Slovakia

Robert mang 2 quốc tịch là Việt và Slovakia

Xem Thêm >>

Hoàng Vissai

Đây là một trong 10 cầu thủ nhập tịch Việt Nam có thâm niên thi đấu lâu nhất tại V-League. Cầu thủ này có gốc Nigeria và đã giành được không ít thành công với các CLB tại Việt Nam. Hiện anh đang chơi ở vị trí trung vệ cho CLB Quảng Nam.

Hoàng Vissai đang chơi ở vị trí trung vệ cho CLB Quảng Nam

Hoàng Vissai đang chơi ở vị trí trung vệ cho CLB Quảng Nam

Kizito Trung Hiếu

Trần Trung Hiếu (sinh năm 1993) tên thật là Geoffrey Kizito. Anh từng là cầu thủ được gọi lên tuyển quốc gia Uganda. Trở lại Việt Nam vào năm 2015, anh thi đấu cho Than Quảng Ninh. Từ mùa giải 2022, anh chuyển sang chơi trong màu áo của CLB Nam Định.

Kizito Trung Hiếu sinh năm 1993

Kizito Trung Hiếu sinh năm 1993

Mạc Hồng Quân

Mạc Hồng Quân có cả bố và mẹ là người Việt Nam nhưng đã chuyển sang cộng hòa Séc thi đấu từ năm 2000. Cho đến năm 2012, anh quay lại và nhập tịch Việt Nam để phục vụ cho CLB Thanh Hóa. Với lối chơi thông minh, anh đã nhiều lần được gọi lên cả tuyển trẻ và tuyển quốc gia Việt Nam. Hiện Mạc Hồng Quân đang khoác áo cho Topenland Bình Định.

Mạc Hồng Quân có cả bố và mẹ là người Việt Nam

Mạc Hồng Quân có cả bố và mẹ là người Việt Nam

Đinh Hoàng Max

Đinh Hoàng Max (tên gốc là Maxwell Eyerakpo) sinh năm 1986. Anh được sinh ra và lớn lên tại Nigeria. Anh đến Việt Nam vào năm 2008 và khoác áo Hà Nội. Năm 2009, anh chính thức nhập tịch Việt Nam và được triệu tập lên tuyển quốc gia Việt Nam. Hiện Max đang khoác áo của CLB Bình Định.

Đinh Hoàng Max tên gốc là Maxwell Eyerakpo

Đinh Hoàng Max tên gốc là Maxwell Eyerakpo

Hoàng Vũ Samson

Hoàng Vũ Samson là cái tên nổi bật nhất trong top 10 cầu thủ nhập tịch Việt Nam hiện nay. Đến đất nước hình chữ S từ khi chỉ mới 20 tuổi, Samson đã gây ấn tượng với khả năng săn bàn của mình. Tiền đạo người Nigeria thậm chí từng được Atletico Madrid quan tâm vào năm 2011. 

Nhưng chính những rắc rối cũng như vấn đề về thủ tục nên anh đã không thể sang châu Âu. Cầu thủ sinh năm 1988 này hiện đang thi đấu trong màu áo của CLB Thành phố Hồ Chí Minh. Ở vị trí tiền đạo, anh đã ghi được rất nhiều bàn thắng và đang là chân săn bàn vĩ đại nhất của V-League.

Hoàng Vũ Samson sinh năm 1988

Hoàng Vũ Samson sinh năm 1988

Đỗ Merlo

Đỗ Merlo tên thật là Sebastián Gastón Merlo. Anh sinh ra tại Argentina và đang nắm kỷ lục về số lần đạt danh hiệu Vua Phá Lưới tại giải vô địch quốc gia Việt Nam. Năm 2017, anh nhập quốc tịch Việt Nam và đổi tên thành Đỗ Merlo. Hiện cầu thủ sinh năm 1987 này đang thi đấu trong màu áo của Sài Gòn FC.

Tiền đạo này gây ấn tượng bởi khả năng và sức tì đè cực tốt. Cùng với lợi thế chiều cao, anh chính là phương án hữu hiệu của các HLV trong nhiều pha bóng bổng. Tiền đạo này cũng được đánh giá là một trong những cầu thủ đáng xem nhất tại V-Leagues.

Đỗ Merlo tên thật là Sebastián Gastón Merlo

Đỗ Merlo tên thật là Sebastián Gastón Merlo

Lời kết

Bài viết trên đã giới thiệu đến anh em top 10 cầu thủ nhập tịch Việt Nam. Hầu hết những cầu thủ này đều đang thi đấu tại giải vô địch quốc gia. Họ cũng là những gương mặt xuất sắc của các câu lạc bộ. Thậm chí có người còn thi đấu cho đội tuyển quốc gia Việt Nam. 

- PAGE 1 OF 3 -

Next Page ⇀

loading
×